Kiến thức Marketing Archives - Man Pham Blog https://www.manpham.com/kien-thuc-marketing Mon, 07 Mar 2022 02:48:37 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://www.manpham.com/wp-content/uploads/2014/02/cropped-logo-32x32.png Kiến thức Marketing Archives - Man Pham Blog https://www.manpham.com/kien-thuc-marketing 32 32 Tất tần tật về Marketing Automation https://www.manpham.com/marketing-automation.html https://www.manpham.com/marketing-automation.html#respond Mon, 07 Mar 2022 02:48:37 +0000 https://www.manpham.com/?p=3530 Marketing là một chuỗi hoạt động cần thực hiện liên tục, gối đầu lên nhau mới đem lại hiệu quả. Nhưng thực tế, công việc quá bận rộn khiến chúng ta không thể kiểm soát dẫn đến một số đầu việc bị bỏ lỡ hoặc không thể tiến hành đúng thời hạn mong muốn. Và […]

The post Tất tần tật về Marketing Automation appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Marketing là một chuỗi hoạt động cần thực hiện liên tục, gối đầu lên nhau mới đem lại hiệu quả. Nhưng thực tế, công việc quá bận rộn khiến chúng ta không thể kiểm soát dẫn đến một số đầu việc bị bỏ lỡ hoặc không thể tiến hành đúng thời hạn mong muốn. Và giải pháp cho điều này là Marketing Automation (marketing tự động). Vậy Marketing Automation là gì và tất tần tật về chúng ra sao bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

Marketing Automation là gì?

Marketing Automation là một khái niệm đề cập đến việc sử dụng phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của Doanh nghiệp. Phần mềm này sẽ được thiết kế để đảm nhận và tối ưu các đầu việc của Marketing được hoạt động trơn tru, hiệu quả, đúng tiến độ. Marketing automation sẽ giúp nhóm Marketing tiết kiệm được một phần thời gian mà không ảnh đến chất lượng công việc. Từ đó giúp bạn đạt mục tiêu nhanh hơn.

Marketing Automation là gì?
Marketing Automation là gì?

Quy trình của Marketing Automation

Tự động quy trình đánh giá khách hàng tiềm năng đến việc xây dựng và thực hiện các chiến dịch Marketing, mục tiêu của Marketing Automation là đơn giản hóa các công việc thủ công, lặp đi lặp lại để tối ưu hiệu suất Marketing và giảm thiểu các rủi ro kinh doanh.

Một quy trình Marketing Automation bao gồm các bước:

  • Lên kế hoạch: xác định mục tiêu, đối tượng cũng như các thông điệp Marketing phù hợp và workflow của hệ thống dựa trên dữ liệu từ khảo sát thị trường, nghiên cứu từ khoá, social meadia…
  • Tạo Lead: Khi khách hàng tiềm năng thực hiện hành động cụ thể, Marketing Automation sẽ tự động kích hoạt để xác định và bắt đầu gửi các thông điệp.
  • Nuôi dưỡng Lead: Dựa trên hành vi khách hàng để đánh giá, chấm điểm và tiếp tục gửi những thông điệp cá nhân hoá thường xuyên giúp nuôi dưỡng lead tự động.
  • Chốt đơn: Các Qualified Leads sẽ được gửi đến đội sale để chăm sóc và chốt đơn.

Lợi ích của việc sử dụng Marketing Automation là gì?

Phần mềm này ra đời để đảm nhận, tối ưu các đầu việc của Marketing được hoạt động trơn tru, hiệu quả, đúng tiến độ. Cụ thể, chúng mang lại nhiều lợi ích cho các nhóm Marketing và cả nhóm Sales trong việc tìm kiếm hiệu quả, năng suất.

Khi bạn là khách hàng, bạn thích được nhận tin nhắn trả lời cá nhân hay tin nhắn chung? Nếu câu trả lời là có, thì Marketing Automation đã phát huy được tác dụng của mình.

Tự động hóa Marketing vừa giúp người quản lý không phải tốn thời gian ngồi trả lời từng người vừa tạo cảm tình cho khách. Thực tế cho thấy, việc cá nhân hóa việc gửi tin nhắn như thế này tạo ra doanh thu gấp sáu lần so với việc không có nó.

Như đã nói, Marketing tự động còn có khả năng biết nhu cầu, nơi ở của khách trong quá trình chuyển đổi. Các chương trình này sẽ chấm điểm khách hàng tiềm năng giúp bạn nhanh chóng xác định được mục tiêu bán hàng.

Tất tần tật về Marketing Automation
Tất tần tật về Marketing Automation

Lý do cần Marketing Automation là gì?

Việc mỗi ngày bạn phải ngồi để soạn Email và gửi tới hàng trăm khách hàng có trong Database thực sự không hiệu quả. Có thể nói là bạn đang lãng phí thời gian, chất xám cũng như tiền bạc của mình. Một số khách hàng đôi khi lại thấy phiền dẫn đến chặn luôn bạn. Vậy thì, có phải bạn đang mất đi cơ hội tiếp cận họ trong tương lai khi bạn có nhu cầu hay không?

Một lý do phổ biến nhất để người dùng cân nhắc đến Marketing Automation là vì cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Marketing Automation có thể giúp các doanh nghiệp thuyết phục khách hàng tiếp tục gắn bó với mình. Thậm chí, nhiều khả năng họ sẽ gắn bó lâu và dẫn đến chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết.

Trên đây là những chia sẻ  Tất tần tật về Marketing Automation hi vọng có thể bổ sung kiến thức cho bạn. Đồng thời khi sử dụng Marketing Automation, bạn phải đảm bảo mình có thời gian và nguồn lực dành cho việc đào tạo trên phần mềm. Khi đã được đào tạo bài bản, đây hứa hẹn sẽ là trợ thủ đắc lực cho dân Marketer chuyên nghiệp đấy. Chúc các bạn thành công!

The post Tất tần tật về Marketing Automation appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/marketing-automation.html/feed 0
4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay https://www.manpham.com/4-loai-phan-khuc-thi-truong-pho-bien-nhat-hien-nay.html https://www.manpham.com/4-loai-phan-khuc-thi-truong-pho-bien-nhat-hien-nay.html#respond Mon, 07 Mar 2022 02:48:23 +0000 https://www.manpham.com/?p=3582 Khi kinh doanh để chọn 1 thị trường mục tiêu tiềm năng, đa phần các marketer đều nghĩ trước tiên đến đối tượng khách hàng họ muốn thu hút, sau đó họ sẽ xây dựng chiến lược dựa theo đối tượng đó. Vì vậy việc phân khúc thị trường là tiền đề rất quan trọng. […]

The post 4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Khi kinh doanh để chọn 1 thị trường mục tiêu tiềm năng, đa phần các marketer đều nghĩ trước tiên đến đối tượng khách hàng họ muốn thu hút, sau đó họ sẽ xây dựng chiến lược dựa theo đối tượng đó. Vì vậy việc phân khúc thị trường là tiền đề rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết vì sao cần phân khúc thị trường và 4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay nhé!

Tại sao cần phân khúc thị trường?

Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trường mục tiêu thành những nhóm người tiêu dùng có nhu cầu, mong muốn và ưu tiên chung. Khi xác định được những phân khúc này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị để đáp ứng mong muốn, nhu cầu và ưu tiên này một cách hiệu quả về chi phí.

  • Phương pháp tiếp cận này có thể tăng doanh số bán hàng một cách đáng kể, cho phép bạn đưa ra mức giá cao hơn cho khách hàng, đồng thời tăng sự trung thành và cam kết của họ.
  • Ngay cả khi bán cùng một sản phẩm cơ bản cho tất cả các phân nhóm, bạn cũng có thể phát triển các gói sản phẩm bổ sung và dịch vụ phù hợp với từng nhóm.

Trong nhiều trường hợp, nhà tiếp thị hiểu về những người trong nhóm theo trực giác. Tuy nhiên, phân tích chính thức rất hữu ích, giúp bạn đảm bảo rằng mình không bỏ lỡ một phân đoạn quan trọng nào – đặc biệt là khi các sản phẩm phát triển theo thời gian.

Tại sao cần phân khúc thị trường?
Tại sao cần phân khúc thị trường?

4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay

Nhân viên bán hàng và nhà tiếp thị thông thái phân loại khách hàng tiềm năng của họ thành các phân khúc để giữ cho nỗ lực của họ tập trung và hiệu quả. Khi khách hàng tiềm năng của bạn được nhóm chính xác, việc nhắm mục tiêu các nhóm cụ thể sẽ dễ dàng hơn nhiều và điều chỉnh các nỗ lực của bạn để có tác động tối đa. Dưới đây là các hình thức phân khúc phổ biến nhất.

Phân khúc nhân khẩu học

Phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến nhất và đòi hỏi phải phân loại thị trường của bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, chủng tộc, v.v … Ở mức tối thiểu, hầu hết các công ty đều có ý tưởng chung về nhân khẩu học mua sản phẩm của họ.

Phân khúc tâm lý

Các đặc điểm cụ thể hơn được phân loại theo ô của phân khúc tâm lý . Ít hữu hình hơn phân khúc nhân khẩu học, phương pháp phân loại này bao gồm các chi tiết như lối sống, tính cách, niềm tin, giá trị và tầng lớp xã hội. Đánh giá này rất quan trọng vì hai cá nhân có thể sở hữu thông tin nhân khẩu học giống hệt nhau nhưng đưa ra quyết định mua hàng hoàn toàn khác nhau và do đó yêu cầu tiếp thị khác nhau. Chẳng hạn, quảng cáo về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có thể không đi xa với những người thích chi tiền cho trò chơi điện tử và nước tăng lực, ngay cả khi họ làm việc trong cùng ngành và sống trong cùng một tòa nhà chung cư.

4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay
4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay

Phân đoạn hành vi

Tại cốt lõi của nó, phân khúc hành vi là hành động phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên hành động của họ, thường là trong kênh tiếp thị của bạn. Chẳng hạn, khách hàng tiềm năng đã truy cập trang đích cho một sự kiện sắp tới có thể được hưởng lợi từ việc nhận được lời mời được cá nhân hóa. Phân khúc thị trường của bạn dựa trên các hành vi thường được thực hiện bởi các nhà tiếp thị trong phần mềm tự động hóa tiếp thị của họ , nhưng bất kỳ công ty nào có danh sách gửi thư đã thực hiện phân đoạn hành vi chỉ bằng cách theo dõi khách hàng tiềm năng đã đăng ký để nhận email.

Phân khúc địa lý

Phân khúc thị trường địa lý sẽ tính đến các địa điểm triển vọng để giúp xác định chiến lược tiếp thị. Phân khúc địa lý tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên ranh giới địa lý. Bởi vì khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích và sở thích khác nhau theo địa lý của họ, hiểu được khí hậu và khu vực địa lý của các nhóm khách hàng có thể giúp xác định nơi bán và quảng cáo, cũng như nơi mở rộng kinh doanh của bạn.

Hi vọng bài viết 4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay có thể giúp bạn phần nào trong kinh doanh. Những thách thức nằm ở phía trước bắt nguồn từ việc liên tục điều chỉnh tiếp thị của bạn, kiểm tra thông điệp, chiến thuật của bạn và đo lường phản ứng của khán giả. Chúc bạn thành công nhé.

The post 4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/4-loai-phan-khuc-thi-truong-pho-bien-nhat-hien-nay.html/feed 0
20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả https://www.manpham.com/20-ky-thuat-viet-quang-cao-hay-va-hieu-qua.html https://www.manpham.com/20-ky-thuat-viet-quang-cao-hay-va-hieu-qua.html#respond Mon, 07 Mar 2022 02:47:23 +0000 https://www.manpham.com/?p=3528 Bạn đang đau đầu vì không biết cách viết content quảng cáo sao cho hay và hiệu quả, những lúc muốn chạy marketing lại không biết cách viết bài quảng cáo sản phẩm như thế nào cho hay. Với bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và […]

The post 20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Bạn đang đau đầu vì không biết cách viết content quảng cáo sao cho hay và hiệu quả, những lúc muốn chạy marketing lại không biết cách viết bài quảng cáo sản phẩm như thế nào cho hay. Với bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả nhất nhé!

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Những tay sát cá luôn thay đổi mồi câu theo loài cá mà họ muốn bắt. Họ biết rằng cá bông lau thích ăn trùn, cá soát thích ăn gián, … Thợ câu cũng điều chỉnh kĩ thuật câu của mình dựa vào thời gian trong ngày, điều kiện nước và mùa câu.

Càng thu thập nhiều thông tin về loài cá và môi trường sống, thợ câu càng có thể áp dụng kiến thức và kĩ thuật của mình để dẫn dụ được nhiều cá cắn câu.

Với marketer cũng vậy. Càng hiểu rõ về đối tượng target của mình trước khi truyền tải thông điệp, bạn càng khiến cho offer hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng của bạn.

Để hiểu rõ nhất về đối tượng mục tiêu của mình, hãy nghiên cứu về buyer persona (chân dung khách hàng của bạn) và hiểu rõ:

  • Nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí làm việc, …)
  • Mục tiêu, thách thức, nỗi đau
  • Sở thích mua sắm và online của họ

Tạo ra sự khan hiếm và khan hiếm giả mạo

Phải để khách hàng sau khi đọc bài cảm giác được rằng nếu không mua sản phẩm này nhanh thì sẽ hết hàng hoặc phải mua ngay nếu không sẽ hết khuyến mãi. Tạo ra sự thôi thúc khi hàng háng khan hiếm hơn không phải chỉ cần bỏ tiền ra là lúc nào mua cũng được. Đây là cách mà rất nhiều nhà quảng cáo áp dụng để thu hút khách hàng

  • Ví dụ: Mua nhanh kẻo hết, số lượng có hạn dành cho 200 người đầu tiên
  • Chỉ duy nhất hôm nay, sale sập sàn 50% toàn bộ cửa hàng.
20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả
20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả

Chỉ đích danh đối tượng khách hàng mục tiêu trong quảng cáo

Cố gắng chọn mục tiêu thật rõ ràng, sau khi khách hàng đọc, họ thấy mình trong danh sách những người cần phải mua hàng là tốt, nên chỉ rõ những ai là khách hàng của sản phẩm này.

  • Ví dụ: Các mẹ bỉm sữa phải mua ngay món đồ này cho bé nhà mình vì…
  • Đây là sản phẩm được các nhân viên văn phòng ưa chuộng nên…

Yêu cầu hành động: likes, shares, comment trong quảng cáo

Đây là hình thức sử dụng sức mạnh của khách hàng để lan toả thông điệp. Thông thường khách hàng sẽ chia sẻ hoặc tương tác với bài viết khi họ nhận được lợi ích từ bài viết đó. Bạn có thể sử dụng chiến lược này vào các post về minigame, tri ân khách hàng…

  • Ví dụ: Comment con số may mắn, tag 3 người bạn vào bài viết và chia sẻ post ở chế độ công khai để nhận ngay điện thoại may mắn nhá
  • Tri ân khách hàng yêu quý nên cửa hàng sẽ giảm 20% cho ai share bài viết này trên trang cá nhân.

Cam kết một lợi ích, giá trị, phần thưởng

Khách hàng rất thích những quảng cáo có sự cam kết rõ ràng, các cam kết này có thể phải sử dụng sản phẩm thời gian dài mới có hiệu quả như vậy nhưng khách thường ít bận tâm. Họ muốn nhận được sự đảm bảo về chất lượng từ doanh nghiệp

  • Ví dụ: Giảm ngay 10cm bụng nếu dùng thuốc theo liệu trình này
  • Da hết thâm sạm nếu bạn bôi sản phẩm này thường xuyên

Tin tức shock, giải pháp đột phá.

Tạo ra sự giật gân hiếm có của chiến dịch để lôi kéo khách hàng bằng mọi cách có thể hơi khó tin nhưng sẽ có hiệu quả lắm đấy

Shock quá: Đi du lịch châu Âu không cần visa, không cần chứng minh tài chính. Các bạn chỉ cần comment, việc đi châu Âu hãy để chúng tôi lo.

Chương trình khuyến mại hay hấp dẫn hoặc thậm chí chả liên quan, tạo phễu khách hàng.

Hãy biết tạo phễu để dẫn dụ khách hàng và từ đó gia tăng sản lượng bán, dùng các kỹ thuật bán kèm và bán chéo để giúp việc kinh doanh tốt hơn với kỹ thuật tạo phễu bán hàng.

  • Nhiệt độ ngoài trời bao nhiêu độ, chúng tôi giảm giá bấy nhiêu phần trăm trên hóa đơn.
  • Bạn cao dưới 1m50 sẽ được tặng phần nước miễn phí
Chương trình khuyến mại hay hấp dẫn hoặc thậm chí chả liên quan, tạo phễu khách hàng.
Chương trình khuyến mại hay hấp dẫn hoặc thậm chí chả liên quan, tạo phễu khách hàng.

Miễn phí và miễn phí: khách hàng luôn miễn phí

Hãy tìm mọi cách để tặng cho khách hàng những món hàng có giá trị có thể là tinh thần hoặc vật chất nhưng phải đều có giá trị nhé. Nếu bạn bán khoá học hãy tặng ebook có giá trị về có chủ đề liên quan, tặng chén tăng ly khi mua nước rửa chén chẳng hạn…

Tạo sự tò mò, hài hước, quảng cáo mà không phải là quảng cáo

Có những mẫu quảng cáo chúng tôi viết để quảng cáo, mà thực sự không phải là quảng cáo: một mẫu quảng cáo bán đồng hồ chính hãng chỉ có một câu duy nhất “mình yêu nhau đi nhé, inb” là hết thông điệp quảng cáo.

Đưa ra một minh chứng cụ thể

Hãy lấy chính khách hàng là minh chứng cho quảng cáo của bạn, để khách tin rằng những người mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ đó thật sự hiệu quả.

Đã có hơn 100 khách hàng mua sản phẩm kích thích mọc tóc của chúng tôi và đều phản hồi rằng sản phẩm này có công dụng mọc tóc, tóc con ra nhiều và sẽ mua tiếp để sử dụng. Bạn không phải là khách hàng thứ 101 thì đúng là hơi bị phí…

Kể một câu chuyện; một đoạn hội thoại, thơ chế, ca chế, lời bài hát…

Khách hàng luôn thích những câu chuyện quảng cáo nhẹ nhàng vui vẻ, dễ dẫn dụ vào câu chuyện, thay vì phải quảng cáo trực tiếp.

  • Em không cần iPhone, em không cần iPad, em chỉ cần ai đó đưa em đến Ao quán mỗi ngày…

Ai, tại sao, như thế nào và bao giờ: những câu hỏi kinh điển

Hãy bắt đầu quảng cáo bằng các câu hỏi, đây là kiểu quảng cáo kinh điển mà trong các sách vẫn dạy bạn làm theo đó.

  • Bạn có muốn biết những người thành công lại kiếm được hơn 5000$ mỗi tháng còn bạn thì không bằng 1/5 số đó không? Hãy theo chân tôi…

Giá bán + giảm giá + quà tặng + cam kết…

Điển hình của loại quảng cáo này là phang thẳng vào mặt khách hàng gói combo cực hấp dẫn: giảm giá bán, có quà tặng, có khuyến mại, có thêm ưu đãi nhiều thứ lằng nhằng khác nữa (đọc mãi vẫn không hết), khách hàng cảm thấy mình được nhiều thứ hơn so với số tiền mình bỏ ra. OK, bạn có thể sẽ có thêm khách hàng.

Ăn theo xu hướng, trào lưu hot của cộng đồng mạng

Trào lưu này rất mạnh mẽ và luôn luôn cập nhật những xu hướng mới như soái ca, soái muội, soái khách hàng, các bộ phim hot, các câu nói kinh điển, sự kiện hot… hãy khai thác đề tài này vào quảng cáo và truyền thông, bạn sẽ luôn có cơ hội tốt để thu hút khách hàng.

  • Bún chả ở đây có gì ngon mà được Tổng thống Obama thưởng thức sau khi ông đến Việt Nam nhỉ

Các từ khóa nóng: mua ngay, mua luôn, mua gấp, chỉ còn lại, chỉ áp dụng, gấp, duy nhất v.v….

Nên có các từ khóa kêu gọi hành động (hotkey call-to-action), các từ khóa này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tương tác quảng cáo hơn.

Dùng câu hỏi trắc nghiệm

Mọi người ai cũng thích những câu hỏi trắc nghiệm. Đặt ra một câu hỏi trong tiêu đề dưới dạng một câu hỏi trắc nghiệm. Hiển nhiên, mẫu quảng cáo chỉ phát huy hiệu quả khi các câu hỏi có liên quan đến những gì bạn bán.

Nếu bạn đang chạy quảng cáo để bán Sim số đẹp, bạn có thể hỏi khách hàng rằng: Kiểm tra phong thuỷ của số bạn đang dùng tốt hay xấu, nhập 4 số cuối của bạn ngay dưới bài viết này.

Tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm một mục đích là khiến cho độc giả tương tác với bạn. Bảng câu hỏi trắc nghiệm là một cách để đạt được mục đích này.

  • Bạn thông minh đến mức độ nào? Hãy trả lời bảng câu hỏi sau để biết.
  • Bạn muốn kiếm trả IQ của mình chứ, hãy trả lời…
  • Bạn hiểu rõ về công ty của mình như thế nào?
Dùng câu hỏi trắc nghiệm

Khuyến mại sốc độc lạ, càng sốc độc lạ và có giá trị thật càng tốt.

Giống như quà khuyến mãi. giảm giá càng nhiều khách hàng càng thích. Đôi khi không vì cần sản phẩm đó họ mới mua mà vì sản phẩm đang giảm giá mạnh họ vẫn mua. Mua rồi khi nào dùng thì dùng đây là tâm lý chung khi mua hàng khuyến mãi của khách. Bạn có thể khuyến mãi theo tên, theo năm sinh, theo đối tượng cụ thể…

Liệt kê các lý do, lý trấu mà khách cần phải quan tâm.

10 lý do nên mua hàng; 15 sai lầm của các chủ nhà hàng, 7 cách kiếm tiền trên facebook hiệu quả v.v… là các gợi ý mà tôi đã làm rồi các bạn hãy sáng tạo theo cách như thế này.

Cam kết, bảo hành, đảm bảo, chứng thực, giảm rủi ro về mặt kết quả

Cam kết đổi trả hàng, bảo hành sản phẩm, đảm bảo đúng hẹn, sai hẹn hủy hợp đồng, chứng thực sản phẩm uy tín chất lượng có kiểm định, xem hàng rồi mới mua, thích rồi mới trả tiền vv…

Sự thật vẫn mãi là sự thật: hãy quảng cáo thật, đơn giản, dễ hiểu

Cuối cùng trong 20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả đó chính là quảng cáo theo đúng sự thật. Hãy quảng cáo theo sự thật, không được lừa dối khách hàng, cách nhanh nhất để phá hủy thương hiệu là lừa dối khách hàng. Nói thật, làm thật, thì khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm và tầm nhìn kinh doanh là dài hạn.

Trên đây là toàn bộ 20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả bạn cần nhớ khi áp dụng vào viết bài quảng cáo hút khách vạn người mua. Nếu bạn đang bắt đầu một chiến dịch quảng cáo Facebook, hoặc Google Ads, nhớ lưu ý và áp dụng chúng ngay nhé.

The post 20 Kỹ thuật viết quảng cáo hay và hiệu quả appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/20-ky-thuat-viet-quang-cao-hay-va-hieu-qua.html/feed 0
Quy trình 7 bước bán hàng thành công https://www.manpham.com/quy-trinh-7-buoc-ban-hang-thanh-cong.html https://www.manpham.com/quy-trinh-7-buoc-ban-hang-thanh-cong.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:21:24 +0000 https://www.manpham.com/?p=3469 Khi mở doanh nghiệp và kinh doanh, muốn thành công bạn cần có tư duy content, quy trình bán hàng hiệu quả. Vậy quy trình 7 bước bán hàng thành công bạn đã biết chưa? Việc đưa ra một quy trình bán hàng hiệu quả cụ thể là việc làm cần thiết giúp đem lại […]

The post Quy trình 7 bước bán hàng thành công appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Khi mở doanh nghiệp và kinh doanh, muốn thành công bạn cần có tư duy content, quy trình bán hàng hiệu quả. Vậy quy trình 7 bước bán hàng thành công bạn đã biết chưa? Việc đưa ra một quy trình bán hàng hiệu quả cụ thể là việc làm cần thiết giúp đem lại doanh thu cũng như làm cho doanh nghiệp của bạn hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn. Vậy làm thế nào để một quy trình bán hàng mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

Bước 1: Nghiên cứu kỹ kế hoạch và đưa ra những chỉ tiêu chuẩn xác

Đây là gia đoạn đầu tiên của việc bán hàng, bạn cần xác định rõ thị trường của mình là gì, kế hoạch kinh doanh ra sao, mục tiêu hướng đến như thế nào. Bạn phải xác định rõ nhu cầu thị trường mà bạn có thể đáp ứng được là gì. Từ đó chuẩn bị từng bước nhỏ như sau:

  • Thông tin sản phẩm. Muốn bán được hàng, trước tiên bạn cần thực sự hiểu về sản phẩm. Hãy nắm bắt các ưu, nhược điểm để tìm được cách tư vấn hiệu quả.
  • Thông tin khách hàng. Việc tiếp theo là cần phải tìm hiểu về người tiêu dùng. Khi xác định được chân dung khách hàng, bạn sẽ có thông tin chi tiết hơn về đặc điểm như nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập,…) và hiểu hơn về các yếu tố dẫn tới quyết định mua hàng (sở thích và điều họ ghét). Từ đó bạn sẽ biết cách làm sao để chốt sale dễ dàng hơn.
  • Kế hoạch bán hàng. Sau khi nắm được thông tin về sản phẩm và thông tin khách hàng, bạn cần phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể. Càng chi tiết thì tỷ lệ thành công càng cao.
  • Chuẩn bị các vật dụng liên quan. Bảng báo giá, name card, giấy giới thiệu,… càng thể hiện rõ thông tin, càng tạo được sức hút với người mua.
  • Chuẩn bị tác phong chuyên nghiệp. Khách hàng có thể đến vào lúc bạn không ngờ tới, vì vậy luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng phục vụ, giữ vững tâm lý khi gặp khách hàng tiềm năng.
Quy trình 7 bước bán hàng thành công
Quy trình 7 bước bán hàng thành công

Bước 2: Khảo sát ý kiến khách hàng

Sau khi có tệp khách hàng mục tiêu bước này bạn cần xây dựng lượng khách hàng tiềm năng của mình, loại bỏ dần những khách hàng không thuộc nhóm này không thích hợp, không phù hợp với tiêu chí mà sản phẩm dịch vụ của bạn mang lại. Bước này giúp bạn không cần tốn quá nhiều thời gian công sức marketing hay tìm hiểu nhóm này. Thay vào đó bạn dồn tất cả các nguồn lực về nhóm khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành.

Bước 3: Năm rõ thông tin khách hàng. 

Sau khi đã có được một danh sách khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo cần phải làm chính là tiếp cận được nhóm đối tượng này. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, người mua sẽ đánh giá doanh nghiệp/người bán hàng có chuyên nghiệp, có tâm hay không. Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến việc đưa ra quyết định mua hàng. Đừng vội bán hàng ở thời điểm này, điều cần làm là tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và tiếp tục thu thập thêm những thông tin cần thiết, từ đó xác định chính xác nhu cầu, mong muốn của họ. Càng hiểu kỹ về người mua, tỷ lệ chốt sale càng cao.

Mỗi người sẽ có một cách thức tiếp cận, trò chuyện khác nhau. Bạn nên tạo dựng được phong cách riêng cho bản thân, đừng sao chép của ai vì chưa chắc sẽ phù hợp với bạn. Càng tự nhiên thì lại càng chiếm được cảm tình của khách hàng, đừng gò bó trong một khuôn khổ nhất định.

Nếu đây là một khách hàng hoàn toàn mới – những người chưa từng sử dụng sản phẩm thì bạn có thể sử dụng một vài chính sách khuyến mãi để thu hút sự chú ý của đối phương, từ đó hướng họ lên các bước tiếp theo.

Năm rõ thông tin khách hàng
Năm rõ thông tin khách hàng

Bước 4: Giới thiệu và trình bày về sản phẩm, dịch vụ

Sau khi đã tạo dựng được một mối quan hệ tốt với khách hàng, lúc này là thời điểm tốt để doanh nghiệp/nhân viên bán hàng chuyển qua bước “Giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ”. Khi trình bày, hãy nhớ rằng chỉ nên tập trung vào “lợi ích của khách hàng nhận được” chứ không phải là tính năng của sản phẩm.

Nên nhớ đây là cuộc hội thoại giữa bạn và người mua, vì thế cần có sự tương tác từ 2 phía. Hãy hạn chế tối đa tình trạng độc thoại, bạn chỉ thao thao bất tuyệt về sản phẩm/dịch vụ mà không để ý tới mong muốn của những người đang nghe. Tạo những câu hỏi mở là cách tốt nhất để tương tác với người mua, cũng như là khai thác thêm thông tin từ họ. Nếu có thể lôi kéo khách hàng vào cuộc trò chuyện này, nêu ra quan điểm của họ về sản phẩm thì bạn đã đi được hơn nửa quãng đường đến đích thành công.

Một điểm cần lưu ý nữa trong quá trình giới thiệu sản phẩm chính là phải luôn chân thật. Đừng thần thánh hóa sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu khách hàng cảm thấy bản thân bị lừa dối, chẳng những bạn sẽ mất hoàn toàn cơ hội thuyết phục họ, đồng thời sẽ mất luôn một nhóm khách hàng tiềm năng là người thân, gia đình của họ.

Bước 5: Thuyết phục khách hàng, giải quyết vấn đề tồn đọng

Sau khi trò chuyện, lấy thêm được thông tin về nhu cầu của khách hàng thì đây là giai đoạn bạn cần giải đáp những thắc mắc ấy, báo giá và thuyết phục họ. Khi báo giá, chỉ nên tập trung vào những điều đã thảo luận trước đó với khách hàng. Theo tâm lý thông thường, người mua sẽ phản đối về giá thành của sản phẩm. Lúc này, cách để thuyết phục họ chính là dựa vào những lợi ích của sản phẩm mang lại sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Cần nhấn mạnh vào nhu cầu và sự cấp thiết của khách hàng.

Khi thuyết phục khách hàng, hãy làm cho họ thật sự hiểu được những gì bạn muốn nói, tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Đừng quá lạm dụng các từ ngữ chuyên ngành, quá thiên về kỹ thuật mà hãy diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường và cô đọng nhất.

Bước 6: Thống nhất đơn hàng

Nếu đã hoàn thành xong 5 bước đầu tiên của quy trình bán hàng, nhưng bạn lại không biết chốt sale thì sẽ không mang lại hiệu quả bán hàng. Khi 2 bên đã đồng thuận với nhau, bạn cần phải hướng người mua tới việc đưa ra quyết định mua hàng. Cử chỉ, ánh mắt, thái độ,… là các tín hiệu để bạn nhận biết đâu là thời điểm thích hợp. Lúc này, hãy cam kết mọi điều bạn và họ thảo luận ở các giai đoạn trước là hoàn toàn chính xác, có thể thêm giấy tờ cam kết, sau đó đưa họ đến với hợp đồng bán hàng.

Để tránh chọn sai thời điểm chốt đơn hàng, bạn có thể đưa ra câu hỏi xem họ còn thắc mắc chỗ nào hay không. Nếu như những vấn đề của khách hàng chưa được giải quyết triệt để thì tỷ lệ 2 bên thống nhất không cao. Vì thế hãy chắc chắn là bạn đã giúp họ tìm thấy một giải pháp tối ưu, tỷ lệ chốt đơn thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

Thống nhất đơn hàng
Thống nhất đơn hàng

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Đây là quá trình diễn ra sau bán hàng nhưng lại là bước cực kì quan trọng nó quyết định xem khách hàng đó có trung thành với bạn không. Nghiã là họ có quay lại mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm này cho người thân bạn bè không. Một nửa nằm ở thái độ của ta, nửa còn lại ở chất lượng sản phẩm. Thường ở bước này bạn sẽ gọi cho khách hàng hỏi họ rằng sản phẩm đó họ có hài lòng không? Có vấn đề gì cần họ giải quyết không? Thái độ phục vụ của nhân viên hôm đó như thế nào… Lúc này khách hàng sẽ nói lên những vấn đề của họ và bạn sẽ giải quyết chúng sao cho thoả đáng nhất. Nếu không có vấn đề gì thì bạn sẽ cảm ơn khách đã mua hàng và hi vọng có thể gặp lại họ vào lần mua sau. Tặng voucher giảm giá hay tri ân gì đó. Khách có thể chỉ hài lòng một ít vào sản phẩm phục vụ nhưng cách bạn chăm sóc khách hàng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đấy. Đừng bỏ qua bước quan trọng này nhé.

Trên đây là Quy trình 7 bước bán hàng thành công chuẩn chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp ở hầu hết mọi lĩnh vực. Điều quan trọng xuyên suốt quy trình là nhân viên kinh doanh cần am hiểu khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu của họ trong từng bước ở quy trình. Chúc các bạn thành công

 

The post Quy trình 7 bước bán hàng thành công appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/quy-trinh-7-buoc-ban-hang-thanh-cong.html/feed 0
9 phương pháp định vị thương hiệu thành công https://www.manpham.com/9-phuong-phap-dinh-vi-thuong-hieu-thanh-cong.html https://www.manpham.com/9-phuong-phap-dinh-vi-thuong-hieu-thanh-cong.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:18:58 +0000 https://www.manpham.com/?p=3456 Định vị thương hiệu được hiểu đơn giản là dấu ấn của bạn trong lòng khách hàng. Bạn khác gì so với đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh của bạn là gì. Trong thời đại 4.0 với vô vàn thông tin cùng các chiến dịch truyền thông thì đâu để là thứ khách hàng nhớ […]

The post 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Định vị thương hiệu được hiểu đơn giản là dấu ấn của bạn trong lòng khách hàng. Bạn khác gì so với đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh của bạn là gì. Trong thời đại 4.0 với vô vàn thông tin cùng các chiến dịch truyền thông thì đâu để là thứ khách hàng nhớ đến bạn. Phải tập trung nguồn lực vào những mục tiêu rõ ràng để thương hiệu của bạn tạo ra sự khác biệt và lưu lại dấu ấn của riêng mình. Dưới đây mình sẽ mách bạn 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công nhé

“Định vị thương hiệu” là gì?

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược marketing, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Cơ chế hoạt động của não bộ con người là sắp xếp những đặc tính cần thiết vào bộ nhớ rồi truy xuất chúng khi cần đưa ra hành vi lựa chọn hoặc quyết định. Định vị thương hiệu thành công là sở hữu được những đặc tính quan trọng với khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động.

Tâm trí khách hàng là một chiến trường thực sự cho mọi cuộc chiến kinh doanh, xây dựng thành công định vị thương hiệu là xâm chiếm, sở hữu và dẫn đầu trong tâm trí khách hàng, sau đó giành vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Thông qua chiến lược khác biệt hoá thương hiệu hãy nhanh chóng thực hiện các hành động tác động vào tâm trí của khách hàng, việc trở thành người đầu tiên là mấu chốt của sự thành công bền vững, điều sẽ tạo nên được “độc tôn trong nhận thức”.

“Định vị thương hiệu” là gì?
“Định vị thương hiệu” là gì?

Tầm quan trọng của định vị thương hiệu

Khoảng 89% nhà quản trị thương hiệu cùng 77% nhà lãnh đạo các doanh nghiệp B2B đồng cho rằng Định vị thương hiệu là vũ khí tối thượng để doanh nghiệp hoạt động và tồn tại trong ngành. Để có được định vị thương hiệu thì các doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cấp các trải nghiệm khách hàng nhằm mang lại sự thoải mái và phục vụ tốt nhất. 

Dưới đây là 4 khía cạnh về tầm quan trọng của định vị thương hiệu với sự sống còn của doanh nghiệp

Sự phân hóa của thị trường: Ngày nay, sự khác biệt của mỗi thương hiệu quyết định sự sống còn của nó trên thị trường. Nếu đi dạo trước một rừng những thương hiệu giống nhau, bạn biết lựa chọn mặt hàng nào đây? Sự khôn ngoan của các doanh nghiệp là biết tách rời mình khỏi những sản phẩm na ná giống nhau, định hướng một đối tượng khách hàng ngách, và phát triển thương hiệu theo hướng đi đó.

Nhận biết hành vi mua hàng: Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ. Bằng việc đưa ra những câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp tự khắc xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.

Giữ vững giá trị thương hiệu: Thay vì nhảy vào cuộc chiến về giá không hồi kết, doanh nghiệp có quyền thiết lập mức giá hợp lý, giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu và khiến khách hàng mua sản phẩm của họ “vô điều kiện”.

Truyền đạt thông điệp: Một chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing không định vị.

Vậy ta nên định vị trước hay sau khi xây dựng thương hiệu?

Câu hỏi này rất hay đối với những người mới thành lập doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp cho khách hàng là gì. Nếu là những sản phẩm mang tính truyền thống hay doanh nghiệp được truyền từ gia đình thì định vị thương hiệu sẽ thông qua các chiến dịch quảng bá sau này

Đối với số đông còn lại định vị thương hiệu sẽ được hình thành trong giai đoạn thiết kế. Ở gia đoạn này mọi ý tưởng phải rõ ràng như bạn bán cái gì, bán cho ai, hướng đi sau này như thế nào để quyết định tên doanh nghiệp, logo doanh nghiệp, ấn phẩm, màu sắc chủ đạo, đồng phục nhân viên… Tất cả phải được định hình rõ ràng và nhất quán trong xuyên suốt quá trình. Bạn không thể thay đổi điều này khi doanh nghiệp đã đưa vào hoạt động vì tiềm thức khách hàng khi đã ghi nhớ điều gì họ sẽ nhớ mãi. Bạn không thể thay đổi và bắt họ nhớ theo được. 

Vậy ta nên định vị trước hay sau khi xây dựng thương hiệu?
Vậy ta nên định vị trước hay sau khi xây dựng thương hiệu?

9 phương pháp định vị thương hiệu thành công

Định vị dựa vào chất lượng

Chất lượng tốt hay xấu, không có tốt tuyệt đối hay xấu tuyệt đối, tất cả phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân của từng khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bạn giành được sự ưu ái từ khách hàng về chất lượng, đồng nghĩa với việc bạn đã gặt hái được thành công lớn khi xây dựng thương hiệu.

Và cách để định vị chất lượng tốt nhất là tạo ra sự khác biệt, sản phẩm hay thương hiệu tạo ra tính đặc thù cao hơn thường sẽ được khách hàng để tâm hơn những thương hiệu mang tính chung chung. Điều này các hãng xe hơi đã làm rất tốt

Ví dụ như khi nhắc đến Mercedes là thời thượng trẻ trung, Honda là bền bỉ chất lượng hay Lamborghini là đắc đỏ và hiếm có. Tất cả đều tạo ra nét riêng để khi khách hàng có nhu cầu họ sẵn sàng đáp ứng hoặc nói cách khác là tạo trong tâm thức người tiêu dùng rằng nhãn hiệu của mình vượt trội.

Định vị dựa vào giá trị

Giá trị ở đây chính là khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn so với số tiền họ bỏ ra để có được sản phẩm hoặc dịch vụ (Value for money). Trong quá khứ, mọi người thường đánh đồng những thương hiệu hoạt động với cơ chế này là các thương hiệu “giá rẻ”. Giá rẻ cũng mang theo một hình ảnh về một định vị thương hiệu yếu.

Nhưng ngày nay, định vị dựa vào giá trị đã phát huy được sức mạnh của nó. Thương hiệu có được sức mạnh rất bền vững trong lòng khách hàng vì khách hàng bị thuyết phục hoàn toàn về giá cả và chất lượng. 

9 phương pháp định vị thương hiệu thành công
9 phương pháp định vị thương hiệu thành công

Định vị dựa vào tính năng

Tính năng sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố được sử dụng khá triệt để làm định vị thương hiệu. Dựa trên tính năng, thông điệp định vị rất rõ ràng, dễ nhớ và cảm nhận được luôn trong lần trải nghiệm đầu tiên của khách hàng. Đó là những thông số rất thực tế nên chiến lược định vị này dễ dàng chiếm được niềm tin, cảm tình của khách hàng.

Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế là khó tạo ra được sự khác biệt mãi mãi. Nó sẽ mất tác dụng khi đối thủ có tính năng tương tự. Vì vậy, định vị dựa vào tính năng chỉ áp dụng cho một số sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt, khó bắt chước.

Định vị dựa vào mối quan hệ

Việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu với khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh, tương tác tốt với khách hàng sẽ sở hữu định vị tốt sẽ chạm tới trái tim khách hàng.Thông điệp định vị khi nhận được tương tác của khách hàng, sức mạnh được cộng hưởng rất mạnh.

Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp.

Một phương pháp định vị thương hiệu hiệu quả giúp gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng chính là Định vị thương hiệu dựa trên vấn đề hoặc giải pháp. Cụ thể, đây là chiến lược định vị thương hiệu với mục tiêu để khách hàng thấy rõ được: Thương hiệu sẽ giúp khách hàng giải quyết ngay lập tức vấn đề đau đầu mà họ đang gặp phải. Chiến lược định vị thương hiệu này đặc biệt thích hợp cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, hoặc các loại sản phẩm/dịch vụ khách hàng có thể thấy rõ được lợi ích của chúng cho vấn đề của họ.

Unilevel đã rất thành công khi định vị các sản phẩm bột giặt và nước rửa chén như Omo hay Sunlight…

Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp.
Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp.

Định vị dựa vào mong ước

Ai cũng có ước mong, vì thế, việc khơi gợi lên được ước mong của khách hàng sẽ tạo ra được những động lực, điều kỳ diệu lớn, tạo dấu ấn trong tâm trí họ. Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin hay cảm giác họ trở thành người họ muốn, đến nơi họ thích hay có được niềm vui, hứng khởi trong cuộc sống.

Định vị dựa vào đối thủ

Chiến lược định vị thương hiệu này được sử dụng so sánh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh của thương hiệu thường là các thương hiệu lớn và đầu ngành. Đã có rất nhiều thương hiệu dựa vào chiến lược định vị này tiêu biểu phải kể đến Pessi và Coca-cola, Samsung và Apple hay gần đây nhất là thương hiệu sữa Milo và Ovaltine…

Định vị dựa vào đối thủ
Định vị dựa vào đối thủ

Định vị dựa vào cảm xúc

Đây là phương thức định vị vào cảm xúc của khách hàng. Nói cách khác hãy để họ cảm nhận sản phẩm của bạn bằng cảm xúc hay tâm lý đây là phương thức định vị rất hiệu quả. Thương hiệu được cảm nhận như thế nào từ khách hàng thông qua nhu cầu hay mong muốn mua sản phẩm của họ, nhưng có phương thức đặc biệt hơn là cảm xúc nói cách khác cách nhanh đến nhận thức là đi từ trái tim. Cảm xúc đó đến từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm và hơn hết nó đánh trúng sở thích, mối quan tâm, sự thân thuộc của khách hàng.

Định vị dựa trên công dụng

Nhiều thương hiệu đi theo một hướng khác là họ định vị dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng, hay chính là công dụng của sản phẩm. Đây là một định vị an toàn, chiếm được lòng tin và ưu ái của khách hàng. Tiêu biểu như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Prudential hay “Sơn đâu cũng đẹp” của Nippon.

Có thể nói định vị thương hiệu là cách để bạn tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Bạn có thành công và tạo được tiếng vang với khách hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Trên đây là 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công hi vọng có thể cung cấp thêm kiến thức và giúp bạn tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công

 

 

The post 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/9-phuong-phap-dinh-vi-thuong-hieu-thanh-cong.html/feed 0
Rèn luyện tư duy để viết Content hay cho người mới https://www.manpham.com/ren-luyen-tu-duy-de-viet-content-hay-cho-nguoi-moi.html https://www.manpham.com/ren-luyen-tu-duy-de-viet-content-hay-cho-nguoi-moi.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:11:34 +0000 https://www.manpham.com/?p=3475 Bài viết Rèn luyện tư duy content hoặc content marketing hay cho người mới sẽ dành cho Newbie hay đã làm content quá lâu mà đang loay hoay không định hình được mình. Kỹ năng viết là yếu tố quan trọng nhất của một Content Marketing. Để có một bài Content chuẩn về nội dung […]

The post Rèn luyện tư duy để viết Content hay cho người mới appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Bài viết Rèn luyện tư duy content hoặc content marketing hay cho người mới sẽ dành cho Newbie hay đã làm content quá lâu mà đang loay hoay không định hình được mình. Kỹ năng viết là yếu tố quan trọng nhất của một Content Marketing. Để có một bài Content chuẩn về nội dung lẫn hình thức buộc người viết phải có tư duy hệ thống rõ ràng. Cùng xem bài viết sau để bổ sung cho mình những kiến thức mới nhé.

Content hay là như thế nào?

Nhiều bạn content intern vẫn hay hỏi tôi như thế nào là content hay và cách để trở thành một cây bút chạm đến người đọc ra sao? Lúc này tôi thường trả lời rằng “Hãy đơn giản nhất tất cả và mọi công thức cuối cùng chỉ đi đến việc làm sao cho khách hàng hiểu rằng họ đang đọc một content dành cho mình”.

Và nhớ thực hành thường xuyên! Bạn sẽ không thể nào viết content hay nếu chỉ đọc lướt qua bài viết này. Cơ hội trở thành một copywriter “xuất chúng” nằm trong tầm tay và ý chí bạn.

Xác định rõ bạn viết dạng Content nào? 

Content Facebook, Social

Đối với content marketing của các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram bạn cần xây dựng nội dung ngắn gọn, chứa nhiều thông tin quan trọng. Trước khi bắt tay vào viết bất cứ bài nào, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình đầu tiên.

Để xây dựng content hay, bạn cần phải luôn hướng đến khách hàng. Các giải pháp phải được lồng ghép vào bài viết để khách hàng tìm được công dụng và điểm nổi trội của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Giật title để thu hút khách hàng – hãy viết câu chủ đề thật hay và hấp dẫn
  • Chèn thêm hangtag và kêu gọi hành động (chèn các nút call-to-action vào bài viết)
  • Thêm thông tin liên hệ của doanh nghiệp
  • Tham khảo các công thức viết bài như Checklist, AIDA và PAS

Content SEO

Viết content SEO sẽ giúp cho website có thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy, chúng ta cần có nền tảng SEO cơ bản. Khác với content thông thường, content chuẩn SEO đòi hỏi trong bài viết không chỉ hướng đến người đọc mà còn phải đáp ứng những tiêu chí SEO. Nó sẽ giúp website trở nên thân thiện với bộ máy tìm kiếm (đặc biệt là Google) và dễ dàng lên top hơn.

Content Email Marketing

Email Marketing là một phần không thể thiếu trong quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ (đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tiêu dùng, kỹ thuật số,..). Hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ngắn gọn Hãy viết tiêu đề với độ dài dưới 50 ký tự. Theo một nghiên cứu, những email có tiêu đề dưới 50 ký tự sẽ có tỷ lệ mở cao hơn các email khác đến 12,5%./li>
  • Rõ ràng, đi vào trọng tâm Tránh viết tiêu đề tối nghĩa hoặc không rõ ý. Luôn đưa thông điệp sản phẩm/dịch vụ đi vào trọng tâm, đừng lan man.
  • Tránh dùng các từ spam Các từ ngữ mang tính chất quảng cáo như: miễn phí, quảng cáo,.. sẽ rất dễ bị đánh spam.
  • Cá nhân hóa. Hãy luôn dùng danh xưng bạn thay vì các bạn. Đơn giản email là để trò chuyện với khách hàng theo dạng đối thoại 1-1 sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.

Content Landing Page, Sale Page

Content landing page, sale page là phần vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nhiệm vụ của nó là chuyển đổi người truy cập thành người mua hàng. Để viết ra nội dung bao hàm cả việc thu hút người dùng và chuẩn SEO là một việc không hề dễ dàng.

Rèn luyện tư duy để viết Content hay cho người mới
Rèn luyện tư duy để viết Content hay cho người mới

Thị trường như thế nào ? Đối thủ đang làm gì ?

Một sản phẩm tốt là sản phẩm mà thị trường đó đang cần. Bạn không thể đẩy mạnh bán đồ bơi vào mùa đông được. Hãy tìm hiểu xem thị trường đang cần gì, thứ gì đang khiến người khác muốn mua. Nếu sản phẩm bạn bán theo quanh năm không cần theo thời vụ hay theo mùa thì khách của bạn cần gì. Cách để viết content hay chính là đánh vào tâm lý cần của khách hàng. Nói dễ hiểu hơn là họ cần bạn gãi đúng chỗ ngứa.

Song song đó cũng nên quan sát xem đối thủ của bạn họ viết content với nội dung gì, có những dạng nào, thứ gì đang khiến khách hàng mua sản phẩm của họ. Họ có đang tung ra những giảm giá vô cùng hấp dẫn không. Nhưng tất cả chỉ là tham khảo và phát huy những điều tốt nhé đừng bắt chước toàn bộ vì bạn có thể thua trắng tay đấy. Hãy vận dụng vào doanh nghiệp của bạn một cách khéo léo và phù hợp nhé.

Khách hàng muốn gì ? và muốn gì ở sản phẩm ?

Bạn nghĩ điều gì khiến một người quyết định mua một sản phẩm? Đó là khi họ cảm thấy cần thiết.

Nội dung Content marketer tạo ra phải nói lên được tiếng lòng của khách hàng, cũng như đưa ra gợi ý cho họ rằng sản phẩm của bạn là giải pháp.

Khi đó, nội dung được tạo ra mới mang lại ý nghĩa chuyển đổi hành vi cao. Để làm được điều này, bạn cần phải am hiểu về khách hàng mục tiêu. Từ đó xây dựng các nội dung phụ hợp, đánh trúng “nỗi đau” của khách hàng.

Nếu bạn hiểu nỗi lo sợ này của khách hàng và nói lên trong content sẽ giúp khách hàng tin tưởng bạn hơn nhiều.

Khách hàng muốn gì ? và muốn gì ở sản phẩm ?
Khách hàng muốn gì ? và muốn gì ở sản phẩm ?

Bạn – người làm content – có gì ? 

Là một Content marketer, bạn cần hiểu về hệ sinh thái chung của những kênh phân phối nội dung mà khán giả đang sử dụng, cũng như biết về các sắc thái, ngữ cảnh, quy định truyền thông của từng kênh.

Không một chiến dịch content marketing nào có thể thành công chỉ với một loại nội dung. Và cũng không có một loại nội dung nào có thể “vừa vặn” cho tất cả các kênh phân phối. Mỗi một nền tảng sẽ có những cách thức làm nội dung khác nhau và thị hiếu khách hàng khác nhau.

Biết kết hợp với giá trị cốt lõi của thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải, bạn có thể lập ra các giai đoạn khác nhau với từng kênh phân phối khác nhau để đưa được những thông tin cần thiết tới khán giả.

Để đi xa hơn trong nghề, bạn cần phải cho thấy năng lực chuyển đổi kết quả của tiếp thị nội dung sang thành tích kinh doanh. Có thể nói đây là bằng chứng tốt nhất để chứng tỏ với công ty về mức độ hiệu quả mà nội dung sáng tạo của bạn mang lại.

Hi vọng với những cách Rèn luyện tư duy để viết Content hay cho người mới mình nêu ở trên có thể giúp bạn hoàn thiện việc viết Content. Những kỹ năng này không khó và bạn hoàn toàn có thể đạt được sau thời gian dài rèn luyện với nghề. Vì vậy, hãy tìm ra điểm mình còn thiếu sót và lập kế hoạch để hoàn thiện ngay nhé

 

The post Rèn luyện tư duy để viết Content hay cho người mới appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/ren-luyen-tu-duy-de-viet-content-hay-cho-nguoi-moi.html/feed 0
20 câu nói về kinh doanh của các chuyên gia hàng đầu thế giới https://www.manpham.com/20-cau-noi-ve-kinh-doanh-cua-cac-chuyen-gia-hang-dau-the-gioi.html https://www.manpham.com/20-cau-noi-ve-kinh-doanh-cua-cac-chuyen-gia-hang-dau-the-gioi.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:10:56 +0000 https://www.manpham.com/?p=3481 Kinh doanh không phải là một công việc dễ dàng. Chúng luôn tồn tại nhiều trở ngại, áp lực riêng. Chình vì vậy, việc trau dồi những kiến thức cùng thái độ là vô cùng cần thiết để tạo nên sự thành công trong nghệ thuật bán hàng. Một trong những cách tốt nhất và […]

The post 20 câu nói về kinh doanh của các chuyên gia hàng đầu thế giới appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Kinh doanh không phải là một công việc dễ dàng. Chúng luôn tồn tại nhiều trở ngại, áp lực riêng. Chình vì vậy, việc trau dồi những kiến thức cùng thái độ là vô cùng cần thiết để tạo nên sự thành công trong nghệ thuật bán hàng. Một trong những cách tốt nhất và được nhiều bạn trẻ lựa chọn đó chính là tham khảo những câu nói bán hàng hay nhất từ người nổi tiếng. Dưới đây là 20 câu nói về kinh doanh của các chuyên gia hàng đầu thế giới. 

Trong kinh doanh, dữ liệu là vô giá! Nếu chung tôi mang nó cho một ai khác, chắc chắn đó là thảm họa
Trong kinh doanh, dữ liệu là vô giá! Nếu chung tôi mang nó cho một ai khác, chắc chắn đó là thảm họa
  1.  “Bạn không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc bạn hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi.” – Steve Jobs (Cố CEO Apple)
  2. “Bạn phải chịu đựng áp lực. Nếu bạn không thể chịu được áp lực, bạn không thể trở thành một doanh nhân lớn hay thành đạt.” – Donald Trump (Tổng thống Hoa Kỳ)
  3. “Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm.” – Mark Zuckerberg (CEO Facebook)
  4. “Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được, nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau.” – Jack Ma (Nhà sáng lập Alibaba)
  5. “Cái gì không bán được thì tôi không muốn sáng chế. Doanh số là bằng chứng về tính hữu dụng, và tính hữu dụng là thành công.” – Thomas Edison (Nhà khoa học)
  6. “Đừng bao giờ sợ thất bại, bạn chỉ cần đúng một lần duy nhất trong đời.” – Drew Houston (CEO của Dropbox)
  7. “Cách để bắt đầu mọi thứ chính là ngừng nói và hãy làm đi.” – Walt Disney (Đồng sáng lập The Walt Disney Company)
  8. “Dịch vụ khách hàng không nên là một bộ phận, nó là toàn bộ công ty.” – Tony Hsieh (CEO Zappos)
  9. “Những khách hàng không hài lòng sẽ là bài học tuyệt vời cho bạn.” – Bill Gates (Nhà sáng lập Microsoft)
  10. “Nếu bạn muốn phát triển, hãy tìm kiếm một cơ hội thật tốt. Nếu bạn muốn có một công ty lớn, bạn hãy nghĩ đến những vấn đề mà bạn phải đối mặt trước khi nghĩ đến thành công.” – Jack Ma (Nhà sáng lập Alibaba)
  11. “Đằng nào thì bạn cũng phải nghĩ, vì vậy sao không nghĩ lớn luôn?” – Donald Trump (Tổng thống Hoa Kỳ)
  12. “Thất bại chỉ là một nơi để nghỉ ngơi. Đó là cơ hội để bạn bắt đầu lại theo cách thông minh hơn” – Henry Ford  (Người sáng lập công ty Ford Motor)
  13. “Bạn không cần phải có một công ty với 100 nhân viên để có thể phát triển một ý tưởng” Larry Page (đồng sáng lập Google)
  14. “Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối.” – Steve Jobs (Người đồng sáng lập, chủ tịch và cựu Tổng giám đốc Apple)
  15. “Nếu bạn xây dựng được trải nghiệm tốt thì khách hàng sẽ kể cho nhau nghe về điều đó. Tin truyền miệng là thứ lan tỏa rất nhanh” – Jeff Bezos (Người sáng lập, chủ tịch và CEO Amazon)
  16. “Những khách hàng khó tính nhất chính là nguồn học vĩ đại nhất của bạn.” – Bill Gates (Nhà sáng lập Microsoft)
  17. “Một trong những lỗi lầm lớn nhất của con người là họ cứ ép mình phải hứng thú với thứ gì đó. Bạn không chọn đam mê của mình; chính đam mê lựa chọn bạn.” – Jeff Bezos (Người sáng lập, chủ tịch và CEO Amazon)
  18. “Trong kinh doanh, dữ liệu là vô giá! Nếu chung tôi mang nó cho một ai khác, chắc chắn đó là thảm họa” – Jack Ma (Nhà sáng lập Alibaba)
  19.  “Thành công hay thất bại trong kinh doanh là do thái độ trong suy nghĩ nhiều hơn là khả năng suy nghĩ.” – Walter Scott (Nhà tiểu thuyết)
  20. “Gửi những nhà kinh doanh: Nếu muốn làm điều gì đó, hãy làm ngay bây giờ. Nếu không, bạn sẽ phải hối  hận” – Cathenrine Cook (Đồng sáng lập mạng xã hội MyYearbook (nay là MeetMe)
20 câu nói về kinh doanh của các chuyên gia hàng đầu thế giới

Hi vọng thông qua 20 câu nói về kinh doanh của các chuyên gia hàng đầu thế giới bạn có thêm tự tin và có cho mình một phương chỉ nam đúng đắn. Chúc bạn thành công nhé!

 

The post 20 câu nói về kinh doanh của các chuyên gia hàng đầu thế giới appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/20-cau-noi-ve-kinh-doanh-cua-cac-chuyen-gia-hang-dau-the-gioi.html/feed 0
9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại  https://www.manpham.com/9-loi-sai-khien-chien-dich-content-marketing-that-bai.html https://www.manpham.com/9-loi-sai-khien-chien-dich-content-marketing-that-bai.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:10:37 +0000 https://www.manpham.com/?p=3486 “Content is King” là dân Content chắc hẳn câu này không còn quá xa lạ với bạn. Content chính là thứ quyết định bạn bán được hàng hay không, đây là bước tiếp cận đầu tiên giữa bạn và khách hàng. Vậy có người thành công có người thất bại, tại vì sao? Bài viết […]

The post 9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại  appeared first on Man Pham Blog.

]]>
“Content is King” là dân Content chắc hẳn câu này không còn quá xa lạ với bạn. Content chính là thứ quyết định bạn bán được hàng hay không, đây là bước tiếp cận đầu tiên giữa bạn và khách hàng. Vậy có người thành công có người thất bại, tại vì sao? Bài viết hôm nay sẽ chỉ ta 9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing của bạn thất bại nhé, cùng tìm hiểu nào!

Chú ý khi đặt tiêu đề

Cách đặt tiêu đề cho dạng bài liệt kê như “10 cách giúp bạn cải thiện SEO”, “5 điều phải làm khi đến Thái Lan”, “10 món ăn tốt cho sức khỏe”,… giờ đây trở nên quá nhàm chán. Những bài viết như vậy không tồi, nhưng hãy đặt tiêu đề một cách mới mẻ, sao cho hấp dẫn người đọc hơn. Đừng làm theo những thứ quá máy móc, hãy sáng tạo. Khi đặt tiêu đề, bạn có thể đặt ra một câu hỏi gây tò mò và hào hứng cho người đọc, không phải là một lựa chọn tồi, phải không?

9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại 
9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại

Phần mở đầu vô nghĩa

Đoạn mở đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc người đọc có quyết định đọc tiếp hay không. Nhiều bài viết có phần mở đầu lan man, không đi vào vấn đề, không có giá trị trong việc dẫn vào nội dung. Phần mở đầu chính là “bộ mặt” của bài viết, nếu bạn không thể gây ấn tượng ngay từ phần mở đầu, không ai muốn đọc tiếp cả. Còn nếu phần mở đầu của bạn không liên quan đến nội dung chính của bài viết, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều độc giả dành thời gian trên website của bạn.

Thông tin sai lệch

Hãy nghiên cứu tính đúng đắn và chính xác của nội dung khi viết bài, thông tin sai có thể “giết chết” bài viết ấy. Nội dung trước khi “hay”, cần phải “đúng”. Trước khi bắt tay vào viết bài, hãy kiểm chứng kĩ lưỡng xem liệu thông tin tổng hợp được có đúng với thực tế hay không? Và đảm bảo mọi thông tin là đúng khi viết bài.

Nội dung quá dài

Người dùng không có thời gian và cũng không muốn đọc những bài viết 5000 từ, những video dài và quá nhiều hình ảnh trên mạng xã hội. Người đọc sẽ cảm thấy bị bối rối và hơi “loạn” khi đọc những bài viết quá dài vì họ không biết nên nắm bắt nội dung chính như thế nào.

9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại 
9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại

Nội dung lộn xộn

Đừng có gắng kéo dài bài viết bằng cách thêm những từ ngữ không liên quan, thông tin không chính xác và kém hiệu quả vào bài viết. Điều đó sẽ dẫn đến trải nghiệm đáng thất vọng cho người đọc. Một bài viết chất lượng cần được sắp xếp bố cục hợp lý, logic để người đọc có thể dễ theo dõi. Trước khi viết, hãy xây dựng outline và những thông tin chính đưa vào bài viết, loại bỏ những nội dung không liên quan đến chủ đề gây ra nội dung lan man.

Thiếu lời kêu gọi hành động (Call-to-action)

Bạn đã dành nhiều thời gian và nỗ lực đầu tư vào nội dung của mình, vì thế bạn hãy dùng mọi cách để kêu gọi khách hàng hành động, kêu gọi khách hàng bước sang bước kế tiếp.

Bước kế tiếp bạn mong muốn khách hàng thực hiện là gì? Có thể là đặt hàng, một cuộc hẹn hay đơn giản là khách hàng để lại thông tin liên lạc của mình.

Nếu bạn muốn tạo một cộng đồng của riêng mình, kết thúc bài viết với một câu hỏi mở sẽ rất có ích trong việc khuyến khích độc giả bình luận. Lưu ý tích hợp các icon xã hội để họ có thể chia sẻ cho bạn bè của mình. Trong trường hợp muốn thu thập dữ liệu của khách hàng tiềm năng, bạn có thể gợi ý người đọc để lại thông tin liên lạc để được tặng ebook miễn phí hay các sản phẩm tặng kèm…

Thiếu lời kêu gọi hành động (Call-to-action)
Thiếu lời kêu gọi hành động (Call-to-action)

Chỉ quan tâm đến việc bán hàng

Giả sử bạn đang thắc mắc một vấn đề nan giải nào đó và bạn cần tìm cách giải quyết, nhưng các trang web bạn tìm được lại không trả lời bạn ngay lập tức mà chỉ quảng cáo lòng vòng về món hàng mà bạn phải trả tiền để khắc phục vấn đề của mình. Chắc chắn điều này sẽ làm bạn khó chịu và “thoát ra” ngay tức khắc. Điều này cũng xảy ra tương tự với khách hàng của bạn.

Vậy nên điều quan trọng ở đây là phải khiến khách hàng nhìn nhận chúng ta như là một cố vấn đáng tin cậy. Bạn phải tạo ra các nội dung xoay quanh giá trị của công ty và hướng nó giải quyết vấn đề của người dùng theo cách tự nhiên nhất. Ví dụ: công ty bạn là nhà sản xuất thiết bị công nghiệp, bạn có thể tạo ra giá trị cho khách hàng bằng việc tạo một bài viết nói về những cách để kéo dài tuổi thọ thiết bị, trong đó gợi ý khách hàng những thiết bị có tuổi thọ tốt nhất trong các sản phẩm của công ty bạn.

Hình ảnh kém thu hút

Yếu tố hình ảnh và trực quan rất quan trọng trong một bài viết. Ví dụ, một bài viết PR cho nhà hàng thay vì đăng những poster cho sự kiện hay menu của nhà hàng, hãy đăng những hình ảnh về không gian hay món ăn của nhà hàng sẽ thực tế và hấp dẫn hơn rất nhiều. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nhưng đừng lộ rõ mục đích bán hàng quá lộ liễu. Bạn nghĩ mọi người chỉ quan tâm đến nội dung còn hình ảnh minh họa không quan trọng ư? Vậy thì bạn đã lầm. Trong thế giới mà yếu tố trực quan lên ngôi, hình ảnh minh họa cũng trở thành yếu tố quyết định để nhận được sự quan tâm từ người đọc với bài viết.

Xem nhẹ SEO

SEO là một trong những phương pháp marketing online hiệu quả ngày nay được nhiều người áp dụng. Vậy thì nó có liên quan gì đến content marketing? Chính xác thì nó chẳng liên quan gì cả, mà nói đúng hơn là content marketing có thành công được hay không là còn phụ thuộc rất lớn vào SEO.

Bạn thấy đấy, hàng giờ có hàng trăm, hàng nghìn các bài viết cùng được đăng lên. Có thể bài viết của bạn rất hay, rất hấp dẫn, rất có ích nhưng liệu bằng cách nào bạn có thể vượt lên hàng trăm nghìn những bài viết đó để lọt vào mắt khách hàng? Chưa nói đến việc khách hàng có đọc nó hay không mà ta quan tâm đến điều đầu tiên là liệu khách hàng có nhìn thấy bài viết của bạn hay không?

SEO là phương pháp tận dụng các phương thức khác nhau để đưa những từ khóa liên quan đến sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của bạn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Khi nội dung của bạn sử dụng SEO, nghĩa là tăng khả năng người đọc nếu như họ tìm kiếm từ khóa đó trên google.

Content và SEO là 2 yếu tố hỗ trợ đắc lực cho nhau, muốn SEO thành công thì không thể thiếu một content chất lượng. Và cũng như vậy, content thất bại khi chính bạn lại bỏ quên yếu tố SEO.

Xem nhẹ SEO
Xem nhẹ SEO

Với 9 lỗi sai mình nêu trên bạn đã hiểu điều gì khiến chiến dịch Content Marketing của mình thất bại chưa? Hi vọng bạn có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong tương lai nhé!

The post 9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing thất bại  appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/9-loi-sai-khien-chien-dich-content-marketing-that-bai.html/feed 0
9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing  https://www.manpham.com/tam-ly-hoc-trong-marketing.html https://www.manpham.com/tam-ly-hoc-trong-marketing.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:09:06 +0000 https://www.manpham.com/?p=3493 Trong Marketing để hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều hết sức quan trọng và bất kì marketer nào cũng mong muốn mình làm được điều này. Có bán được hàng có tăng doanh thu hay không tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn hiểu khách hàng của bạn được […]

The post 9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing  appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Trong Marketing để hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều hết sức quan trọng và bất kì marketer nào cũng mong muốn mình làm được điều này. Có bán được hàng có tăng doanh thu hay không tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn hiểu khách hàng của bạn được bao nhiêu. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing, cùng theo dõi nhé!

Có đi có lại – Reciprocity

Hiểu đơn giản của hiệu ứng “Có đi có lại” này là khi ai đó làm một việc gì cho bạn, bạn sẽ có cảm giác muốn làm lại một việc gì khác tương tự cho đối phương. Đây hoàn toàn là cơ chế tự nguyện và xuất phát từ tâm của bản thân không hề bị ép buộc. Những hành động đáp lại này được xuất hiện từ lòng biết ơn khi ai đó làm điều gì tốt đẹp dành cho mình. 

Ví dụ cho việc này rất dễ thấy. Chả hạn như bạn đi vào một quán ăn nhà hàng, nếu bạn được cho kẹo khi xin hoá đơn thanh toán, bạn chính là đối tượng của lý thuyết này. Điều này đã được thử nghiệm. Khi phục vụ mang hoá đơn ra kèm chút kẹo bạc hà thơm miệng, khách hàng có thể để lại chút tiền boa hoặc sẽ quay lại quán ăn đó vào lần sau và lần sau nữa.

Trong marketing, có rất nhiều cách để tận dụng nguyên tắc tương hỗ. Bạn có thể cho đi bất kỳ thứ gì từ một chiếc áo len, một ebook độc quyền, tới một background máy tính miễn phí, hay khả năng chuyên môn của bạn trong một vấn đề khó khăn. Thậm chí một cái gì đó đơn giản như một văn bản viết tay cũng có thể đem lại hiệu quả lâu dài. Bạn chỉ cần chắc chắn bạn đang cho đi một thứ miễn phí trước khi bạn yêu cầu nhận lại một cái gì khác.

Có đi có lại – Reciprocity

Lời cam kết – Commitments

Không ai trên đời này thích bị thất hứa và nguyên tắc này chính là dựa trên tâm lý đó. “Sự cam kết” Khi ai đó hứa với bạn rằng họ sẽ dùng bữa, sẽ gọi cho bạn, sẽ mua thử sản phẩm thì đó chính là sự ràng buộc giữa hai bạn. Khi khách hàng đã có sự cam kết nhất định thì rất ít khi họ từ bỏ hay quay lưng.

Đây là một cách tuyệt vời để chống lại sự bỏ đi của khách hàng. Dù bạn không ngừng cố gắng làm vui lòng khách hàng (như theo nguyên tắc #1), bạn luôn ghi nhớ rằng họ càng cam kết với bạn lâu hơn thì họ càng khó quay lưng đi hơn. Nghĩ về cấu trúc định giá. Bạn có thể giảm giá nhưng yêu cầu khách ký hợp đồng 1 năm thay vì 1 tháng? Do đó, một khi bạn đã bắt khách hàng cam kết, hãy bổ trợ thêm bằng việc mời chào những sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt nhất – và thậm chí là các nội dung dành riêng cho khách hàng.

Sự tín nhiệm

Một người chịu trách nhiệm với mọi lời họ nói, mỗi hành động họ làm đều được cam kết và đảm bảo thì mức độ uy tín và tin cậy sẽ cao hơn rất nhiều. Theo tâm lý chung khi người này đưa ra ý kiến hoặc gợi ý thì chúng ta thường tin tưởng và đồng tình vì họ có độ tan cậy cao. Đây được xem là hình mẫu của sự tín nhiệm 

Hãy nâng cao sự tín nhiệm của bạn trong lòng khách hàng bằng cách ở tất cả những bài đăng nội dung bạn nên làm nổi bật thông tin của tác giả. Bằng cách này độc giả của bạn sẽ thấy được sự thông minh và uyên bác của người họ vẫn hay theo dõi. Bằng cách này là bạn đang cố gắng thiết lập vị trí thought leadership cho thương hiệu của bạn.

Sự tín nhiệm
Sự tín nhiệm

Bằng chứng mạng xã hội – Social Proof

Đây nói cách khác giống như hiệu ứng đám đông, bạn sẽ bị ảnh hưởng theo niềm tin và hành động của người bạn tin tưởng. Ví dụ đơn giản khi người bạn thích nói rằng sản phẩm này rất tốt, tôi đang sử dụng và thấy chúng thật tuyệt. Bạn sẽ bị ảnh hưởng ý kiến từ người này, sản phẩm kia tuy bạn chưa sử dụng nhưng mặc nhiên trong đầu vẫn là sản phẩm tốt và nên thử sử dụng khi có nhu cầu. 

Một cách dễ dàng để tối ưu hóa hiệu ứng mạng xã hội là tạo các content viral để nhiều người cảm thấy thích thú và chia sẻ các thông tin đó. Dần dần sẽ tạo hiệu ứng lan truyền đến nhiều người hơn.

Thích – Liking

Khi một người một doanh nghiệp tạo cho bạn một ấn tượng tốt thì việc bạn cảm thấy “thích” họ, thích tương tác với họ là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thậm chí khi sự yêu thích đã vượt bậc bạn sẽ tìm cách để mua hàng của họ, bất kì sản phẩm hàng hoá nào từ doanh nghiệp bạn dùng hay không bạn đều muốn sở hữu chúng. Việc yêu thích một người một công ty có thể không vì một lý do đặc biệt như công ty đó phát triển kinh doanh có lãi hay nổi tiếng… Chỉ đơn giản là bạn thích nhìn thấy họ, thích họ xuất hiện thường xuyên hơn. 

“Thích” rất quan trọng để phát triển thương hiệu của công ty. Hãy chú ý rằng “dễ thích” không có nghĩa là “tốt”. Thương hiệu của bạn có thể thô tục và xúc phạm … nhưng nếu khán giả của bạn thích, bạn vẫn có thể có lợi thế của “thích”. Bạn chỉ muốn người ta cảm thấy liên kết một cách tích cực với thương hiệu. Vì vậy, không biết bạn làm cách nào, việc này rất đáng thử.

Sự khan hiếm – Scarcity

Bạn đã bao giờ đi xem một bộ phim và lúc mua vé nhân viên báo rằng hiện tại chỉ còn 2 vị trí ghế này thôi. Đó chính là sự khan hiếm khi nhu cầu của khách nhiều mà số lượng hàng hoá dịch vụ đáp ứng lại ít thì tạo ra sự khan hiếm và khi cơ hội/sản phẩm càng hiếm thì nó càng giá trị.

Một mẫu áo thun rất được ưu chuộng tại thời gian này và khi khách hỏi bạn, bạn báo hiện tại sản phẩm này đang hết hàng và trong vòng 2 hôm nữa sản phẩm sẽ được bán lại. Lúc này sự thích thú và mong muốn sỡ hữu của khách tăng cao nhất định họ sẽ đợi và mua bằng được chiếc áo ấy. Để sử dụng chiến lược này hiệu quả, bạn cần chú ý cách sử dụng từ. 

Nếu bạn tiếp cận khái niệm khan hiếm như kiểu đã từng có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ, nhưng do nhu cầu cao nên chỉ còn lại rất ít, người ta sẽ rất ghi nhận. Nhưng ngược lại, nếu bạn tiếp cận trên góc độ tổng sản phẩm chỉ có một số ít, có thể nguyên tắc trên sẽ không hiệu quả.

9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing 
9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing

Ám ảnh mất mát – Recency Illusion

Ám ảnh về mất mát có tính quan trọng trong các sản phẩm freemium. Ví dụ: bạn có thể nhận được một tính năng cho phiên bản miễn phí của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.

Sau khoảng thời gian đó, tính năng đó sẽ bị xóa trừ khi bạn nâng cấp sản phẩm bằng cách trả thêm tiền. Trong khi bạn chắc chắn phải cẩn thận khi sử dụng nhu cầu tâm lý này, ám ảnh về mất mát là một khái niệm rất quan trọng mà mọi marketer cần biết.

Hiệu ứng nguyên bản – Verbatim Effect

Nói dễ hiểu về khái niệm của tâm ký học này là người ta thường sẽ nhớ một ý tưởng chung nào đó trong nội dung của bạn chứ không phải toàn bộ nội dung mà bạn mang lại. Mỗi người sẽ có một sự gợi nhớ riêng khi đọc khi nghe qua một nội dung nào đó. 

Với hiệu ứng này tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian hơn để hoàn thiện xuất sắc tiêu đề của bài đăng. Nó không chỉ cần dễ dàng để tìm kiếm và chia sẻ, mà còn phải mô tả chính xác nội dung trong bài báo của bạn.

Bằng cách này, khi mọi người đang tìm kiếm thêm thông tin về một chủ đề nhất định, họ sẽ nghĩ đến một bài viết hữu ích họ đã đọc và dùng Google để tìm lại. Nếu bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Phân nhóm – Clustering

Con người có một lượng không gian hạn chế trong bộ nhớ ngắn hạn của họ. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ có thể nhớ bảy thông tin khác nhau tại một thời điểm.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên gộp nhóm các thông tin tương tự nhau. Ví dụ khi đi siêu thị bạn thường gộp các sản phẩm cùng danh mục như sữa trứng thịt vào một chỗ để đi mua cùng lúc với nhau cho tiện. 

Vì vậy, khi bạn tạo nội dung, hãy lưu ý đến việc phân nhóm. Một cách để thiết kế và bố trí nội dung giúp độc giả dễ nhớ hơn là nhóm các chủ đề tương tự với nhau – bằng cách đánh số hoặc thiết kế kích thước các tiêu đề khác nhau. Văn bản của bạn sẽ trở nên dễ đọc và dễ nhớ hơn rất nhiều.

Trên đây là 9 hiệu ứng tâm lý học trong Marketing hi vọng có thể giúp bạn vận dụng vào chiến lược marketing của riêng mình. Và điều đặc biệt là bạn cần hiểu được tâm lý của khách hàng tiềm năng của bạn và áp dụng hiệu ứng đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thành công

 

 

The post 9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing  appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/tam-ly-hoc-trong-marketing.html/feed 0
5 bí quyết để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp https://www.manpham.com/5-bi-quyet-de-gia-tang-gia-tri-khach-hang-cho-doanh-nghiep.html https://www.manpham.com/5-bi-quyet-de-gia-tang-gia-tri-khach-hang-cho-doanh-nghiep.html#respond Wed, 02 Mar 2022 04:08:31 +0000 https://www.manpham.com/?p=3501 Giá trị mang đến cho khách hàng là mục tiêu cốt lõi của công ty là phương châm tồn tại của doanh nghiệp. Giá trị khách hàng cộng với giá trị doanh nghiệp sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp luôn muốn bằng mọi cách phải tăng giá trị khách […]

The post 5 bí quyết để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp appeared first on Man Pham Blog.

]]>
Giá trị mang đến cho khách hàng là mục tiêu cốt lõi của công ty là phương châm tồn tại của doanh nghiệp. Giá trị khách hàng cộng với giá trị doanh nghiệp sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp luôn muốn bằng mọi cách phải tăng giá trị khách hàng đây cũng là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Vậy để tăng bằng cách nào 5 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp. 

Đánh giá trải nghiệm khách hàng của bạn.

Để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp nơi tốt nhất để bắt đầu là phân tích trải nghiệm khách hàng của bạn. Tạo bản đồ hành trình của khách hàng phác thảo từng bước mà khách hàng thực hiện khi mua thứ gì đó từ doanh nghiệp của bạn và tìm kiếm các tương tác có thể gây ra xung đột trong trải nghiệm. Khi bạn có thể hình dung mọi hành động mà khách hàng của bạn đang thực hiện, bạn sẽ dễ dàng xác định các cơ hội để gia tăng giá trị hơn.

5 bí quyết để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp
5 bí quyết để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp

Tập trung vào nhiều hơn là giá cả.

Đối với một số doanh nghiệp, thật khó để cạnh tranh chỉ thông qua giá cả. Đôi khi chi phí để tạo ra một sản phẩm là cố định và không có nhiều chỗ cho một doanh nghiệp để giảm giá của họ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo ra một đề nghị cạnh tranh trong ngành của mình.

Đây là nơi bạn nên tìm kiếm các cách thay thế để tăng giá trị cho trải nghiệm khách hàng của mình. Hãy nhớ rằng nhu cầu của khách hàng bao gồm từ sự tiện lợi đến hiệu suất và có rất nhiều lợi ích phi tiền tệ có thể thuyết phục mọi người mua sản phẩm của bạn.

Thu thập dữ liệu khách hàng.

Thật khó để tạo ra những thay đổi hiệu quả nếu bạn chỉ nhìn vào Customer Value từ khía cạnh kinh doanh. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Để làm được điều đó, bạn sẽ cần quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng định lượng và định tính. Với nó, các nhóm quản lý sẽ có dữ kiện và số liệu thống kê chứng minh cho những thay đổi được đề xuất của họ. Lãnh đạo có thể đưa ra quyết định một cách tự tin khi biết nhận thức của họ về giá trị khách hàng phù hợp với cơ sở khách hàng của bạn.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải thu thập cả dữ liệu định lượng và định tính vì điều này sẽ cung cấp cho bạn một tập dữ liệu đa dạng bao gồm các số liệu thống kê sâu sắc và nắm bắt được tiếng nói của khách hàng.

Thu thập dữ liệu khách hàng.
Thu thập dữ liệu khách hàng.

Nhắm mục tiêu tới những khách hàng trung thành nhất của bạn.

Bạn có thể nghĩ rằng bởi vì một khách hàng trung thành, họ đã nhận được giá trị từ doanh nghiệp của bạn. Và, bạn đã đúng.

Tuy nhiên, chỉ vì ai đó trung thành với doanh nghiệp của bạn, điều đó không có nghĩa là bạn không thể – hoặc không nên – nâng cao giá trị khách hàng của họ. Việc bao gồm các lợi ích bổ sung thông qua các chương trình khách hàng thân thiết có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho những khách hàng này.

Mặc dù cách tiếp cận này không chỉ giữ chân đối tượng có giá trị nhất của bạn mà còn thu hút được khách hàng mới. Ví dụ, bạn có thể tận dụng lợi ích để đổi lấy sự ủng hộ của khách hàng. Yêu cầu khách hàng gửi phản hồi hoặc viết lời chứng thực chia sẻ trải nghiệm tích cực của họ với khách hàng tiềm năng. Vì 93% người tiêu dùng sử dụng các bài đánh giá khi đưa ra quyết định mua hàng, điều này sẽ thêm một lợi ích khác vào phương trình giá trị khách hàng của bạn.

Phân khúc cơ sở khách hàng của bạn.

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, Customer Value có thể thay đổi tùy thuộc vào người bạn đang khảo sát và nhu cầu và mục tiêu của khách hàng ảnh hưởng đến định nghĩa của họ về “giá trị”. Vì không phải tất cả các khách hàng đều giống nhau, điều này tạo ra sự khác biệt khi đo lường giá trị tại doanh nghiệp của bạn.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải phân khúc cơ sở khách hàng của bạn thành các đối tượng mục tiêu cụ thể. Bắt đầu với tính cách người mua của bạn và sử dụng dữ liệu khách hàng để xác định các hành vi mua hàng cụ thể. Sau khi các nhóm của bạn được thành lập, bạn có thể đo lường giá trị khách hàng cho mỗi nhóm.

Gia tăng giá trị khách hàng chính là phương châm và cách thức để tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hi vọng bài viết 5 bí quyết để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp giúp bạn tìm ra bí quyết riêng cho mình và giúp doanh nghiệp mình thành công hơn nhé. 

The post 5 bí quyết để gia tăng giá trị khách hàng cho doanh nghiệp appeared first on Man Pham Blog.

]]>
https://www.manpham.com/5-bi-quyet-de-gia-tang-gia-tri-khach-hang-cho-doanh-nghiep.html/feed 0