“Content is King” là dân Content chắc hẳn câu này không còn quá xa lạ với bạn. Content chính là thứ quyết định bạn bán được hàng hay không, đây là bước tiếp cận đầu tiên giữa bạn và khách hàng. Vậy có người thành công có người thất bại, tại vì sao? Bài viết hôm nay sẽ chỉ ta 9 lỗi sai khiến chiến dịch Content Marketing của bạn thất bại nhé, cùng tìm hiểu nào!
Nội dung bài viết
Chú ý khi đặt tiêu đề
Cách đặt tiêu đề cho dạng bài liệt kê như “10 cách giúp bạn cải thiện SEO”, “5 điều phải làm khi đến Thái Lan”, “10 món ăn tốt cho sức khỏe”,… giờ đây trở nên quá nhàm chán. Những bài viết như vậy không tồi, nhưng hãy đặt tiêu đề một cách mới mẻ, sao cho hấp dẫn người đọc hơn. Đừng làm theo những thứ quá máy móc, hãy sáng tạo. Khi đặt tiêu đề, bạn có thể đặt ra một câu hỏi gây tò mò và hào hứng cho người đọc, không phải là một lựa chọn tồi, phải không?
Phần mở đầu vô nghĩa
Đoạn mở đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc người đọc có quyết định đọc tiếp hay không. Nhiều bài viết có phần mở đầu lan man, không đi vào vấn đề, không có giá trị trong việc dẫn vào nội dung. Phần mở đầu chính là “bộ mặt” của bài viết, nếu bạn không thể gây ấn tượng ngay từ phần mở đầu, không ai muốn đọc tiếp cả. Còn nếu phần mở đầu của bạn không liên quan đến nội dung chính của bài viết, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều độc giả dành thời gian trên website của bạn.
Thông tin sai lệch
Hãy nghiên cứu tính đúng đắn và chính xác của nội dung khi viết bài, thông tin sai có thể “giết chết” bài viết ấy. Nội dung trước khi “hay”, cần phải “đúng”. Trước khi bắt tay vào viết bài, hãy kiểm chứng kĩ lưỡng xem liệu thông tin tổng hợp được có đúng với thực tế hay không? Và đảm bảo mọi thông tin là đúng khi viết bài.
Nội dung quá dài
Người dùng không có thời gian và cũng không muốn đọc những bài viết 5000 từ, những video dài và quá nhiều hình ảnh trên mạng xã hội. Người đọc sẽ cảm thấy bị bối rối và hơi “loạn” khi đọc những bài viết quá dài vì họ không biết nên nắm bắt nội dung chính như thế nào.
Nội dung lộn xộn
Đừng có gắng kéo dài bài viết bằng cách thêm những từ ngữ không liên quan, thông tin không chính xác và kém hiệu quả vào bài viết. Điều đó sẽ dẫn đến trải nghiệm đáng thất vọng cho người đọc. Một bài viết chất lượng cần được sắp xếp bố cục hợp lý, logic để người đọc có thể dễ theo dõi. Trước khi viết, hãy xây dựng outline và những thông tin chính đưa vào bài viết, loại bỏ những nội dung không liên quan đến chủ đề gây ra nội dung lan man.
Thiếu lời kêu gọi hành động (Call-to-action)
Bạn đã dành nhiều thời gian và nỗ lực đầu tư vào nội dung của mình, vì thế bạn hãy dùng mọi cách để kêu gọi khách hàng hành động, kêu gọi khách hàng bước sang bước kế tiếp.
Bước kế tiếp bạn mong muốn khách hàng thực hiện là gì? Có thể là đặt hàng, một cuộc hẹn hay đơn giản là khách hàng để lại thông tin liên lạc của mình.
Nếu bạn muốn tạo một cộng đồng của riêng mình, kết thúc bài viết với một câu hỏi mở sẽ rất có ích trong việc khuyến khích độc giả bình luận. Lưu ý tích hợp các icon xã hội để họ có thể chia sẻ cho bạn bè của mình. Trong trường hợp muốn thu thập dữ liệu của khách hàng tiềm năng, bạn có thể gợi ý người đọc để lại thông tin liên lạc để được tặng ebook miễn phí hay các sản phẩm tặng kèm…
Chỉ quan tâm đến việc bán hàng
Giả sử bạn đang thắc mắc một vấn đề nan giải nào đó và bạn cần tìm cách giải quyết, nhưng các trang web bạn tìm được lại không trả lời bạn ngay lập tức mà chỉ quảng cáo lòng vòng về món hàng mà bạn phải trả tiền để khắc phục vấn đề của mình. Chắc chắn điều này sẽ làm bạn khó chịu và “thoát ra” ngay tức khắc. Điều này cũng xảy ra tương tự với khách hàng của bạn.
Vậy nên điều quan trọng ở đây là phải khiến khách hàng nhìn nhận chúng ta như là một cố vấn đáng tin cậy. Bạn phải tạo ra các nội dung xoay quanh giá trị của công ty và hướng nó giải quyết vấn đề của người dùng theo cách tự nhiên nhất. Ví dụ: công ty bạn là nhà sản xuất thiết bị công nghiệp, bạn có thể tạo ra giá trị cho khách hàng bằng việc tạo một bài viết nói về những cách để kéo dài tuổi thọ thiết bị, trong đó gợi ý khách hàng những thiết bị có tuổi thọ tốt nhất trong các sản phẩm của công ty bạn.
Hình ảnh kém thu hút
Yếu tố hình ảnh và trực quan rất quan trọng trong một bài viết. Ví dụ, một bài viết PR cho nhà hàng thay vì đăng những poster cho sự kiện hay menu của nhà hàng, hãy đăng những hình ảnh về không gian hay món ăn của nhà hàng sẽ thực tế và hấp dẫn hơn rất nhiều. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nhưng đừng lộ rõ mục đích bán hàng quá lộ liễu. Bạn nghĩ mọi người chỉ quan tâm đến nội dung còn hình ảnh minh họa không quan trọng ư? Vậy thì bạn đã lầm. Trong thế giới mà yếu tố trực quan lên ngôi, hình ảnh minh họa cũng trở thành yếu tố quyết định để nhận được sự quan tâm từ người đọc với bài viết.
Xem nhẹ SEO
SEO là một trong những phương pháp marketing online hiệu quả ngày nay được nhiều người áp dụng. Vậy thì nó có liên quan gì đến content marketing? Chính xác thì nó chẳng liên quan gì cả, mà nói đúng hơn là content marketing có thành công được hay không là còn phụ thuộc rất lớn vào SEO.
Bạn thấy đấy, hàng giờ có hàng trăm, hàng nghìn các bài viết cùng được đăng lên. Có thể bài viết của bạn rất hay, rất hấp dẫn, rất có ích nhưng liệu bằng cách nào bạn có thể vượt lên hàng trăm nghìn những bài viết đó để lọt vào mắt khách hàng? Chưa nói đến việc khách hàng có đọc nó hay không mà ta quan tâm đến điều đầu tiên là liệu khách hàng có nhìn thấy bài viết của bạn hay không?
SEO là phương pháp tận dụng các phương thức khác nhau để đưa những từ khóa liên quan đến sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của bạn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Khi nội dung của bạn sử dụng SEO, nghĩa là tăng khả năng người đọc nếu như họ tìm kiếm từ khóa đó trên google.
Content và SEO là 2 yếu tố hỗ trợ đắc lực cho nhau, muốn SEO thành công thì không thể thiếu một content chất lượng. Và cũng như vậy, content thất bại khi chính bạn lại bỏ quên yếu tố SEO.
Với 9 lỗi sai mình nêu trên bạn đã hiểu điều gì khiến chiến dịch Content Marketing của mình thất bại chưa? Hi vọng bạn có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trong tương lai nhé!